×
SMART INVESTORS

Trang Chủ
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
DANH MỤC ĐẦU TƯ
KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
Liên Hệ

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 08/04-12/04/2019
Cập nhật ngày: 2019-04-22 11:26:47 | Lượt Xem:835

 

Diễn biến thị trường

  • VN-Index kết thúc tuần tăng 0.86% đạt mức 989.26 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần tăng 0.41% dừng tại 107.87 điểm.
  • Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt gần 133.43 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 2.51% so với tuần giao dịch trước.
  • Nhà đầu tư nước ngoài: Mua ròng hơn 224 tỷ đồng trên cả hai sàn, nhiều nhất là MSN với 207 tỷ đồng, bán ròng nhiều nhất VJC với 148 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng trên HOSE với hơn 197 tỷ đồng và mua ròng trên HNX hơn 27 tỷ đồng.

Phân tách dòng tiền

  • Nhóm cổ phiếu Large Cap nhóm thực phẩm đồ uống: VNM và SAB không thay đổi nhiều so với giá đóng cửa tuần trước. Trong khi, MSN tăng mạnh ngay phiên đầu tuần, và duy trì đến cuối tuần.
  • Nhóm cổ phiếu Vingroup có sự phân hóa khá mạnh khi chỉ có VRE giữ được đà tăng mạnh, cả VIC và VHM không có biến động đáng kể
  • Nhóm cổ phiếu ngân hàng biến động không quá lạc quan. Nhóm này tăng mạnh và là trụ chính cho thị trường trong phiên 04/04/2019, tuy nhiên sau đó suy yếu dần và phiên cuối tuần, hầu hết đều giảm nhẹ hoặc  quanh mốc tham chiếu.
  • Nhóm dầu khí giữ vai trò leader trên thị trường. Việc giá dầu lập đỉnh cao nhất trong 5 tháng qua đã tác động rất tích cực lên các cổ phiếu nhóm này. Các Large Cap GAS, PVS, PVD, PVB, PVC đồng loạt bứt phá mạnh trên 5%.

Đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh trong tuần qua là D2D tăng 19.73%, YEG tăng 16.19%

  • D2D tăng 19.73%: Cổ phiếu D2D nói riêng và nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đều bứt phá mạnh trong tuần qua.
  • YEG tăng 16.19%: Sau khi được Youtube gia hạn hiệu lực thỏa thuận nội dung thêm 2 tuần, YEG đã tăng mạnh trong ba phiên cuối tuần.

 

Phân tích kỹ thuật

Chỉ số VN-INDEX đang test lại đường middle của Bollinger Bands, đây sẽ là kháng cự của VN-Index trong ngắn hạn.

Chỉ báo Stochastic Oscillator duy trì trạng thái mua. đường MACD có xu hướng cắt lên, nếu cắt hẳn lên trên đường signal cho tín hiệu mua trở lại trong tuần tới thì khả năng hồi phục tăng cao hơn. Ngưỡng kháng cự tiếp theo nếu xảy ra sẽ có thể là đỉnh ngắn hạn gần nhất 1000 - 1014

Tuy nhiên, khối lượng liên tục duy trì dưới mức trung bình 20 phiên trong tuần qua cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất thận trọng. Khả năng xu hướng trong trung hạn vẫn giao động trong biên độ 980 - 1000

Khuyến nghị:

  • Tập trung vào các doanh nghiệp có KQKD trong quý 1 tăng trưởng
  • Tập trung các ngành xuất khẩu được hưởng lợi từ CPTPP: cảng biển, thủy sản, dệt may, khu công nghiệp, các cổ phiếu thoái vốn, đá, gỗ.
  • Giữ tỷ trọng cổ phiếu 50%

THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

  1. TIN TỨC TRONG NƯỚC

Tin tức

Bình luận

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm 2019

 

Theo Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho biết: Nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức cao trong năm 2018, do xuất khẩu và nhu cầu nội địa gia tăng mạnh mẽ. Tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng được giữ vững trong thời gian tới do sự hỗ trợ của ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cầu nội địa được duy trì, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân.

GDP quý I thấp, tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại?

Dù tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I đạt 6,79%, nhưng để đạt mục tiêu cả năm 2019 tăng trưởng 6,6-6,8% vẫn còn nhiều khó khăn.

GDP quý I năm 2019 thấp hơn cùng kỳ năm 2018 do ngành khai khoáng và công nghiệp chế biến chế tạo suy giảm. Với ngành khai khoáng, quý I năm 2019 giảm 2,1% trong khi năm 2018 tăng 0,2%. Đây là xu hướng chung và đã được báo trước bởi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, chi phí khai thác và sản xuất cao. Ngành chế biến chế tạo dù tăng 11,7% nhưng vẫn thấp hơn năm 2018 tới 4,6% vì ngành mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao là sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính, quang học không có mức tăng đột biến.

Đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2019, báo cáo Đánh giá kinh tế thường niên 2018 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân công bố mới đây dự báo, kinh tế năm 2019 có thể không đạt được tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2018, trong khi lạm phát năm 2019 có thể cao hơn năm 2018 do có sức ép gia tăng.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đạt 100 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái (Chi tiết xem tại đây)

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 47,05 tỷ USD, tăng 5,4% (tương ứng tăng 2,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018, tăng mạnh ở các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện (+15,7%), hàng dệt may (+27,2%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (+17,3%), gỗ và sản phẩm gỗ (+39,2%), phương tiện vận tải và phụ tùng (+27,4%).

Việt Nam là một nước có độ mở về nền kinh tế lớn gần 200% GDP, đứng thứ 7 thế giới. Trong khi đó, tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng 3,3% - dự báo của OECD. Điều này khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu.

 

S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam lần đầu tiên sau 9 năm

Ngày 5/4 vừa qua, S&P đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn cho Việt Nam từ mức “BB-” lên mức “BB” với triển vọng “ổn định”, đồng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cho Việt Nam ở mức “B”.

Sự kiện S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam lần này đã cho thấy những chuyển biến tích cực của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam được ghi nhận rõ nét trong mắt các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

Với môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, việc thu hút các luồng vốn vào qua đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII) ngày một hiệu quả hơn đã củng cố cho việc nâng hạng tín nhiệm.

  1. TIN THẾ GIỚI

Chuyên gia Moody – FED không cần vội vã cắt giảm lãi suất

 

Bất chấp những lời kêu gọi gần đây về việc Ngân hàng Trung ương Mỹ nên cắt giảm lãi suất điều hành, dữ liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới này không cho thấy đó là điều cần làm ngay - Kinh tế trưởng cơ quan nghiên cứu của Moody nói.

Thời gian vừa qua, FED vừa có quyết định về việc giữ lãi suất ổn định trong năm 2019. Nguyên do là dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn khỏe mạnh, đồng thời việc hạ lãi suất trong những điều kiện như vậy sẽ là phản tác dụng, vì động thái này có thể khuyến khích nợ nần tích lũy trong nền kinh tế.

WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu

 

WTO nhận định trao đổi thương mại đã chịu sức ép bởi chính sách áp thuế bổ sung cùng những biện pháp trả đũa, tăng trưởng kinh tế yếu kém, thị trường tài chính dễ biến động và chính sách thắt chặt tiền tệ tại những nước phát triển. Tổng giám đốc WTO còn nhận định sẽ có nhiều bên thua thiệt trong chiến thương mại giữa hai nền kinh tế đầu tàu của thế giới, do đó việc giải quyết những căng thẳng thương mại đang ngày càng trở nên cấp thiết.

Theo Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) nếu trong vòng 3 tháng tới Mỹ và Trung Quốc không đi đến một thỏa thuận thương mại khả năng kinh tế toàn cầu giảm tốc là 70%, chưa kể đến Brexit. Việc Mỹ áp dụng mức thuế quan 25% sẽ gây thiệt hại cho Mỹ 0,6 điểm phần tram tăng trưởng và của Trung Quốc sẽ là 1,5 điểm phần trăm tăng trưởng

.

Mỹ, Trung Quốc đàm phán gì trong tuần qua?

Trong vòng đàm phán vừa qua, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đàm phán về một loạt vấn đề, như tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, nông sản, dịch vụ, hoạt động mua hàng hóa Mỹ và cơ chế thực thi thỏa thuận

Truyền thông Trung Quốc ngày 6/4 cũng khẳng định hai bên đã đạt được bước tiến mới trong vòng đàm phán lần này.

Theo thông báo của USTR, nội dung của vòng đàm phán liên quan tới vấn đề tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, nông sản, dịch vụ, hoạt động mua hàng hóa Mỹ và cơ chế thực thi thỏa thuận.

Bên cạnh đó, Washington cũng yêu cầu Bắc Kinh hạn chế trợ cấp cho ngành công nghiệp, mở cửa nền kinh tế hơn đối với các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời tăng mua hàng hóa Mỹ như nông sản và năng lượng.




Bài Viết Liên Quan