×
SMART INVESTORS

Trang Chủ
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
DANH MỤC ĐẦU TƯ
KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
Liên Hệ

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 17-21.02.2020
Cập nhật ngày: 2020-02-17 14:53:16 | Lượt Xem:559

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 17-21/02/2020

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

Vùng hỗ trợ: 920 điểm

Vùng kháng cự: 950 điểm

Đồ thị ngày VN-Index

VN-Index đóng tuần giảm nhẹ -0,35% xuống 937,45 điểm. Chỉ số VN-Index liên tục tạo những cây nến nhỏ cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Hiện tại, chỉ số thị trường vẫn đi ngang trong biên độ 920 - 950 điểm. Trong tuần này, khả năng Vn index sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu 945 – 950 điểm, đồng thời sẽ xuất hiện rung lắc nhẹ. Nhà đầu tư nên chủ động hạ tỷ trọng margin, quan sát thị trường và hạn chế giải ngân tại vùng 945 điểm.

PHÂN TÁCH DÒNG TIỀN

Xu hướng giằng co phân hóa chiếm ưu thế trong tuần qua. Nhịp hồi phục trong tuần trước đã thúc đẩy hoạt động chốt lời diễn ra đều đặn hơn qua các phiên.

Các cổ phiếu Large Cap như VICVNMBID suy yếu là nguyên nhân chính tác động tiêu cực lên thị trường. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu khác vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực như GASVPBVHMSBT.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng biến động không quá lạc quan. Dù bật tăng tốt và đóng vai trò là trụ chính cho thị trường trong một vài phiên giao dịch. Tổng kết tuần, hầu hết các cổ phiếu nhóm này có sự phân hóa. Trong khi TCBMBBTPB tăng điểm thì BID, VCBHDB lại đồng loạt giảm điểm.

Nhóm dầu khí giao dịch khá sôi động. Giá dầu thế giới đảo chiều tăng sau 5 tuần liên tiếp sụt giảm đã tác động rất tích cực lên các cổ phiếu nhóm này. Ông lớn đầu ngành GAS tiếp tục thăng hoa khi bứt phá mạnh hơn 3% và là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index trong tuần qua.

Nhìn chung, nhóm cổ phiếu thực phẩm - đồ uống đều chịu áp lực điều chỉnh cao. Các Large Cap đại diện là VNM, SAB và MSN đồng loạt lao dốc đi kèm với biên độ dao động hẹp.

GIAO DỊCH KHỐI NGOẠI

Giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm trừ với thị trường ở tuần qua khi mua vào 122,4 triệu cổ phiếu, trị giá 3.628 tỷ đồng, trong khi bán ra 128 triệu cổ phiếu, trị giá 3.811 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 5,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 183,4 tỷ đồng, giảm 74% so với tuần trước đó.

Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị 183 tỷ đồng, giảm 71% so với tuần trước, tương ứng khối lượng gần 5,5 triệu cổ phiếu.

  • Bộ đôi cổ phiếu VRE và VHM chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại với giá trị lần lượt 51,5 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh với giá trị đạt 35,7 tỷ đồng.
  • MSN tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hơn 90,4 tỷ đồng. VNM và KBC đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 50 tỷ đồng và 27,6 tỷ đồng

Ở sàn HNX, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng nhưng giá trị cũng giảm đến 93% so với tuần trước, đạt 6,3 tỷ đồng, tương ứng 129.740 cổ phiếu.

  • VCS được mua ròng mạnh nhất với giá trị 13 tỷ đồng, đứng sau là TIG với chỉ gần 2,4 tỷ đồng.
  • PVS bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 11,5 tỷ đồng, NTP cũng bị bán ròng 10,5 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ gần 6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 92.679 cổ phiếu.

  • VEA đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 10 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VTP cũng được mua ròng 4 tỷ đồng.
  •  ACV bị bán ròng mạnh nhất với 7,6 tỷ đồng. MPC và LPB bị bán ròng lần lượt 3,7 tỷ đồng và 1,4 tỷ đồng.

CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ

Cơ cấu danh mục sang những cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 4 dự phóng khả quan:

- Nhóm VN-Diamond: MWG, PNJ, FPT.

- Các cổ phiếu ngân hàng trong rổ VNFin lead: VCB, MBB, TCB, VPB.

- Điện, xây lắp điện: REE, PPC, PC1.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG

Tin thế giới

Tin tức

Nhận định

Mỹ - Lạm phát trong tháng Một vừa qua tăng cao nhất trong hơn một năm (chi tiết tại đây)

Báo cáo hàng tháng của Bộ Lao động Mỹ cho hay, người tiêu dùng đã chứng kiến giá cả trong tháng Một vừa qua tăng nhẹ so với tháng 12 năm ngoái, với mức tăng được điều chỉnh theo mùa 0,1%.

Tuy vậy, giá nhiên liệu trong tháng Một vừa qua lại giảm 1,6% so với tháng trước đó, giữa lúc dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona - COVID-19 (nCoV) bùng phát tại Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng và khiến giá dầu mỏ thế giới sụt giảm.

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ vẫn chưa thể vượt qua mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dù nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn tiếp tục duy trì giai đoạn tăng trưởng kéo dài trong hơn 1 thập kỷ qua, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua.

Các ngân hàng châu Á hứng chịu nhiều thiệt hại từ dịch cúm Covid-19 (chi tiết tại đây)

 

Theo báo cáo mới nhất được công bố ngày 12/2 của Moody’s Investors Service, trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, Moody’s dự báo rằng lợi nhuận và chất lượng tài sản của các ngân hàng tại Châu Á - Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng thông qua các ngành du lịch, tiêu dùng cá nhân, chuỗi cung ứng, hàng hóa, bất động sản và thị trường tài chính.

Cụ thể, Moody nhận định, khi mọi người đi du lịch ít hơn, tăng trưởng kinh tế và điều kiện việc làm sẽ suy yếu tại các nền kinh tế phụ thuộc vào du khách nước ngoài. Điều này sẽ làm tổn hại đến chất lượng tài sản của các ngân hàng, lần lượt làm giảm chi phí tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng.

Virus corona 'giáng đòn' đáng sợ lên nền kinh tế thế giới (chi tiết tại đây)

 

 

Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu kể từ thời điểm dịch SARS bùng phát năm 2003. Trung Quốc hiện là công xưởng của thế giới, tạo ra các sản phẩm như iPhone và là động lực đằng sau nhu cầu về các loại hàng hóa như dầu mỏ và đồng.

Trung Quốc cũng cung cấp hàng trăm triệu người tiêu dùng giàu có, sẵn sàng chi mạnh cho các sản phẩm xa xỉ, du lịch và xe hơi đắt tiền. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ chiếm 4% GDP toàn cầu vào năm 2003 nhưng nay đã chiếm 16% sản lượng toàn cầu.

Ngoài ra, nguy cơ càng trở nên lớn hơn khi thực tế rằng thế giới bên ngoài Trung Quốc cũng đã thay đổi từ năm 2003. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy các công ty xây dựng chuỗi cung ứng xóa bỏ đi ranh giới quốc gia, khiến các nền kinh tế trở nên kết nối và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

Các nhà kinh tế nói rằng mức độ gián đoạn hiện tại đang ở trong tầm kiểm soát. Nếu số lượng các ca nhiễm mới bắt đầu giảm và các nhà máy ở Trung Quốc mở cửa trở lại, thì sẽ là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế Trung Quốc trong quý I và thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, nếu virus tiếp tục lây lan, thiệt hại kinh tế sẽ gia tăng nhanh chóng.

Trump đoán dịch virus corona sớm chấm dứt (chi tiết tại đây)

 

"Virus sẽ biến mất vào tháng 4. Nhìn chung, sức nóng sẽ tiêu diệt loại virus này", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng, đề cập tới chủng virus corona mới (nCoV) đang bùng phát khắp Trung Quốc và lan ra nhiều nước trên thế giới.

Trump cũng ca ngợi Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình vì những nỗ lực chống lại sự lây lan của dịch bệnh. "Tôi đã có cuộc nói chuyện rất lâu với Chủ tịch Tập hai hôm trước. Ông ấy tự tin rằng vào tháng 4, thời tiết nóng lên sẽ tiêu diệt loại virus này. Đó là một tín hiệu tốt", ông chủ Nhà Trắng nói thêm.

Tuy nhiên, trái với dự đoán của Trump, các quan chức y tế hàng đầu ở Mỹ tỏ ra thận trọng hơn khi nhận định về đỉnh dịch.

"Chúng tôi chưa rõ về vấn đề này. Bất cứ dự đoán nào vào lúc này cũng đều thiếu cơ sở vì chúng tôi còn rất nhiều điều chưa biết", Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, nói với các phóng viên hôm 7/2.

Tin trong nước

Tin tức

Nhận định

Bộ KH&ĐT dự báo GDP năm 2020 có thể chỉ đạt 5.96% (chi tiết tại đây)

Theo Bộ KH&ĐT, các tổ chức quốc tế đều đánh giá kinh tế thế giới năm 2020 tiếp tục xu hướng giảm, cộng với tác động từ dịch sẽ làm suy giảm nhanh hơn, đặc biệt tình trạng khi bệnh dịch kéo dài. Kinh tế Trung Quốc và toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS, lên tới 160 tỉ USD.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, trong trường hợp khống chế được dịch trong quý 1/2020 thì tăng trưởng của nước ta dự báo là 6.25%, giảm 0.55 điểm % so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.

Trường hợp dịch được khống chế trong quý 2/2020 thì tăng trưởng của ta dự báo là 5.96% giảm 0.84 điểm % so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0.29 điểm % so với kịch bản khống chế được dịch trong quý 1/2020.

 EVFTA vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn

(chi tiết tại đây)

 

Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa châu Âu (EU) với Việt Nam lúc 18h30 giờ Việt Nam, trong bối cảnh mà xuất khẩu và kinh tế của Việt Nam đã bị ảnh hưởng lớn do virus Corona. Liệu đây có là “cú hích” để cứu cánh cho xuất khẩu lẫn tăng trưởng GDP năm 2020.

Hiệp định EVFTA giúp ta có cơ hội tiếp cận thị trường EU với thuế suất ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh. Kết hợp với các cam kết cao về mở cửa đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, EVFTA chắc chắn sẽ là cú hích lớn cho đầu tư, cả đầu tư nước ngoài lẫn đầu tư trong nước, từ đó tạo ra năng lực sản xuất mới.

Xuất khẩu tăng là hiệu ứng đầu tiên, dễ nhận biết nhất nhưng cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư, cả từ trong nước và từ nước ngoài, nhằm nâng cao năng lực sản xuất mới là hiệu ứng được trông đợi nhất bởi nó sẽ giúp GDP tăng trưởng bền vững hơn trong dài hạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỊCH SỰ KIỆN

Ngày

Sự kiện

19/2/2020

Mua Trái Phiếu Kho Bạc Nước Ngoài của Mỹ (Tháng 12)

Luồng Vốn Ròng Tổng Thể của Mỹ  (Tháng 12)

20/2/2020

Đáo hạn hợp đồng phái sinh

21/2/2020

Chỉ Số Quản Lý Thu Mua (PMI) - Sản Xuất (Tháng 2) của Mỹ

PMI Hỗn Hợp của Markit (Tháng 2) của Mỹ

Chỉ Số PMI Dịch Vụ (Tháng 2) của Mỹ




Bài Viết Liên Quan