×
SMART INVESTORS

Trang Chủ
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
DANH MỤC ĐẦU TƯ
KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
Liên Hệ

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN TỪ 27/05/2019 – 31/05/2019
Cập nhật ngày: 2019-05-29 08:51:13 | Lượt Xem:986

I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN TỪ 27/05/2019 – 31/05/2019

                                                                                                         

Diễn biến thị trường

  • THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 27/05-31/05/2019
  • VN-Index kết thúc tuần giảm 0.66% lui xuống 970.03 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần giảm nhẹ 0,38% dừng tại 105.39 điểm.  
  • Khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt hơn 124.4 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 6.4% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 31.4 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 3.8%
  • Nhà đầu tư nước ngoài: Mua ròng đột biến gần 5,300 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng trên HOSE 5,149 tỷ đồng (đã bao gồm thỏa thuận VIC 5,719 tỷ) và mua ròng trên HNX hơn 142 tỷ đồng.

Phân tách dòng tiền

Áp lực bán tăng dần, VNINDEX đánh bay thành quả đầu tuần. Tâm lý nhà đầu tư khá hưng phấn đầu tuần khi chỉ số mở cửa tăng mạnh vượt 980, nhưng áp lực bán liên tục xuất hiện và gia tăng, bất chấp mọi nổ lực phục hồi trong phiên. Phiên cuối tuần chứng kiến lực bán mạnh mẽ, nhiều cổ phiếu đóng của thấp nhất tuần, đe dọa xu hướng chung của chỉ số.

 

  • Nhóm cổ phiếu dầu khí được cho là nguyên nhân gây tâm lý tiêu cực lên thị trường khi dòng cổ phiếu này trong ngắn hạn khá thu hút dòng tiền. Đà giảm nhóm dầu khí bắt nguồn từ thông tin giá dầu suy giảm mạnh trong tuần khiến GAS (-3.36%), PVD (-5.76%), PVS (-2.46%) và lan rộng ra thị trường.
  • Nhóm bluechips và nhóm cổ phiếu Vingroup của đóng góp khá lớn vào đà giảm của thị trường sau khi nổ lực phục hồi bất thành.Đáng chú ý có nhóm bán lẻ vẫn duy trì được sắc xanh trong tuần bất chấp tín hiệu xấu của thị trường như MWG (+4.29%), PNJ (+5.08%).
  • Nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần được chú ý khá nhiều khi thanh khoản giao dịch bặt đầu xu hướng tăng so với những tuần trước tuy nhiên áp lực bán cuối tuần đã kéo nhóm này quay trở lại nền giá tích lũy, nhưng hầu hết không giảm so với tuần trước nên vẫn mở ra tiếp tục cơ hội phục hồi.
  • Tín hiệu tích cực nhất đến từ nhóm midcap thủy sản, dệt may và khu công nghiệp. Nhóm ngành được cho là hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ_Trung có tuần tăng giá mạnh và thu hút dòng tiền như TCM (+1.67%), TNG (+6.36%), VHC (+2.42%), ANV (+6%), LHG (+4.55%), SZC (+11.2%)…

Phân tích kỹ thuật

Trên đồ thị tuần có thể thấy chỉ số VNI đã sideway down liên tục 12 tuần bám theo MA50 và chạm đường Middle Bollinger Bands liền bật tăng. Tuy nhiên áp lực gia tăng khi chỉ số tiến lại gần đỉnh cũ tương ứng Fibonacci thoái lui 38.2%.

Ngưỡng hỗ trợ mạnh cho VNI hiện tại là vùng 955-960, vùng hội tụ của 2 đường MA tuần là MA20, MA50 và đường Fibonacci 23.6%. Nếu chỉ số vẫn giữ được thì sẽ tiếp tiucj xu hướng sideway ngang và đường MACD sẽ đi ngang không mở rộng hướng xuống.

Từ đó mở ra cơ hội đi lên ổn định trong dài hạn hơn. Ngược lại sẽ khá xấu vì ngưỡng hỗ trợ mạnh tiếp theo của chỉ số VNI là đáy cũ

Trên đồ thị ngày, có thể thấy MA50 bắt đầu có xu hướng đi ngang, không còn quá mạnh và hướng lên như giai đoạn điều chỉnh trước. Nên nếu VNINDEX không nổ lực phục hồi nhà đầu tư nên hạn chế mua mới, hạ margin. Trường hợp không duy trì được vùng hỗ trợ mạnh 955-960 hạ tỷ trọng cổ phiếu, tối ưu tiền mặt.

Chiến lược đầu tư

  • Triển vọng tăng trưởng năm 2019: Hàng không, điện, thủy sản, dệt may, bất động sản khu công nghiệp, bán lẻ, điện.
  • Lướt ngắn hạn: thủy sản, dệt may, bất động sản khu công nghiệp
  • Tiếp tục giữ tỷ trọng 50%.
  • Thận trọng trước những biến cố bất ngờ: diễn biến kinh tế thế giới, Chiến tranh thương mại, Biến động giá dầu

 

II. THÔNG TIN QUAN TRỌNG

  1. Tin trong nước

Tin tức

Bình luận

Nửa đầu tháng 5, cả nước nhập siêu 1,85 tỷ USD(Chi tiết tại đây)

Theo thông tin từ liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá bán lẻ xăng, dầu trong nước điều chỉnh giảm sau 3 lần tăng liên tiếp. Cụ thể, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 200 đồng, xăng RON 95 giảm 592 đồng. Các mặt hàng dầu giảm 81-466 đồng một lít. Như vậy, sau 3 lần tăng giá liên tiếp ở mức cao, hơn 3.000 đồng một lít với tuỳ loại xăng, giá xăng có đợt giảm đầu tiên kể từ giữa tháng 3 tới nay.

Kiến nghị điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường: Kích cầu tiêu dùng xăng E5 (chi tiết tại đây)

Đồng tình với kiến nghị của Saigon Petro, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho rằng, hiện nay, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 được tính bằng 95,1% mức thuế so với xăng khoáng. Mức này chưa hợp lý và cần cân nhắc đưa ra mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng E5 dựa theo mức độ khí phát thải (75 - 80% mức thuế đối với xăng khoáng) thay vì cách tính cơ học bằng 95,1% như hiện nay. Vì với cách tính này không thể khiến người dân lựa chọn xăng E5 khi họ còn nhiều băn khoăn về chất lượng và giá cả.

 

  1. Tin thế giới

Tin tức

Bình luận

OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu từ mức 3,3% xuống 3,2%(chi tiết xem tại đây)

 

Mặc dù hạ dự báo tăng trưởng năm nay, song OECD cho rằng tăng trưởng toàn cầu trong năm tới sẽ đạt mức 3,4%.OECD dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay và năm tới lần lượt ở mức 2,8% và 2,3%. Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo hạ 2 năm liên tiếp xuống còn 6,2% và 6%. Trong khi đó, tăng trưởng khu vực Eurozone được dự báo giữ nguyên mức 1,2% trong năm nay.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục là nguy cơ chính gây nên bất ổn tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. OECD đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống mức 3,2% nhưng vẫn giữ thái độ lạc quan rằng kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục trong năm 2020.

Những tín hiệu tích cực từ Nhật Bản (chi tiết xem tại đây)

 

Số liệu công bố sơ bộ ngày 20/5/2019 từ Văn phòng nội các Nhật Bản cho thấy kinh tế của nước này trong quý I/2019 tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng trưởng 0,5% so với quý trước đó, sau khi loại trừ ảnh hưởng của sự biến động giá. Đây là quý thứ 2 liên tiếp kinh tế Nhật Bản tăng trưởng, sau khi tăng 1,6% trong quý IV/2018

Những tín hiệu tích cực từ tăng trưởng kinh tế Nhất Bản đã phần nào giảm bớt áp lực về suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2019. Trước những biến động lớn của kinh tế thế giới trong năm 2019 như chiến tranh thương mại Trung-Mỹ hay Brexit đang đe dọa đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thì tín hiệu tăng trưởng tốt từ nền kinh tế Nhật Bản phần nào làm các nhà đầu tư bớt lo lắng về 1 cuộc suy thoái mạnh trong năm nay.

Nhiều công ty Mỹ cân nhắc chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc (chi tiết xem tại đây)

 

40,7% công ty của Mỹ tại Trung Quốc đang xem xét hoặc đã di dời cơ sở sản xuất của họ ra khỏi quốc gia châu Á này do cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung đã làm các doanh nghệp của Mỹ có xu hướng dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế. Việt Nam chính là 1 trong những điểm đến hấp dẫn của những nhà máy này.




Bài Viết Liên Quan